Bài đăng

NGUỒN GỐC CỦA CÀ CUỐNG

Hình ảnh
NGUỒN GỐC CỦA CÀ CUỐNG VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ CỦA CÀ CUỐNG  N hiều năm trước, cứ vào mùa nước nổi là tôi lại theo cha giăng lưới, dở dớn, kéo chài… Tôm cá miền Tây thì nhiều vô số kể còn cà cuống thì thỉnh thoảng cũng thấy vài con. Tuy vậy, ở xóm lưới quê tôi dường như không ai biết con cà cuống có thể ăn được cả. Như bây giờ, khi hỏi cha tôi con cà cuống ăn được không, ông kinh ngạc bảo: “Trời, con đó mà ăn uống gì! Nhìn thấy ghê!”. Vậy đấy, có những thứ đặc sản mà đôi khi mình không biết, lại bỏ qua. Bây giờ, ngay trong mùa nước nổi miền Tây cũng chưa chắc đã tìm được con tôm sông hay con cua sữa, nói chi đến con cà cuống – giờ đây đã trở thành đặc sản Sài Gòn!  Con cà cuống trong văn hóa và lịch sử Đi ngược hai ngàn cây số từ miền Tây ra Hà Nội, bạn sẽ thấy cà cuống như một thứ gia vị đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực kinh kỳ. Trong đó, những món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Hà thành như bún chả, chả cá, bánh cuốn, bún thang… phải có thêm nước mắm cà cuống thì mới là điệ...

CÁCH NUÔI CÀ CUỐNG TẠI NHÀ

Hình ảnh
  Tìm hiểu cách nuôi cà cuống tại nhà Cách chọn giống Cà cuống được xem là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, với cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất. Chúng sẽ trưởng thành sau khoảng 1 tháng và không lột xác lần nào trong đời.  Khi chọn cà cuống, bạn nên chọn những con có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có màu vàng nhạt và lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. Đối với con cà cuống đực thì ở dưới ngực, ngay gần phía lưng sẽ có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2 – 3cm, rộng 2 – 3cm và có màu trắng, trong đó chứa một chất thơm gọi là tinh dầu cà cuống. Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này. Cách làm chuồng nuôi Cà cuống có thể sống ở hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Đặc biệt chúng rất nhạy cảm với ánh sáng điện.  Cà cuống sẽ khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phụ thuộc phần lớn vào môi trường bể nuôi. Do...

CÁCH LẤY TINH DẦU CÀ CUỐNG

Hình ảnh
Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu về cách lấy tinh dầu cà cuống và vì sao nó lại quý hiếm đến vậy.    Cà cuống vì sao khó kiếm hiện nay. Dầu cà cuống hóa học do ai nghĩ ra và có giống với dầu cà cuống thiên nhiên hay không? Bùi Thanh Thủy, Hoài Nhơn, Bình Định Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus thuộc họ Cryptocerate. Cà cuống có mình dài 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. Khi mổ cà cuống, ta thấy nó có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước này là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Nếu lấy tay rút mạnh hai ngòi này thì cả bộ tiêu hóa của cà cuống có thể bị lôi ra ngoài. ...

CÁCH CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM CÀ CUỐNG

Hình ảnh
  Nước Mắm Cà Cuống  được làm từ cách pha nước mắm ngon thượng hạng với nhiều cách ngâm Cà Cuống vào trong nước mắm hoặc lấy tinh dầu Cà Cuống nhỏ lên bát nước mắm. Nước mắm Cà Cuống  được dùng làm gia vị nước chấm cho các món: Bánh cuốn, bánh bèo, chả cá, bún chả cá, bún than, hay các món gỏi, rau luộc,...   Nguyên liệu: 2 con cà cuống (phải có ít nhất 1 con cà cuống đực) 120 g nước mắm ngon. 250g nước lọc. 50g đường 10g bột ngọt. 1 củ tỏi. 1 trái chanh. 1 trái ớt sừng 1 khúc cà rốt. Cách làm: Cà cuống lặt bỏ đầu đuôi, rút ruột, nướng chín vàng, đem băm thật nhuyễn, cho vào 1 chút nước lọc, vắt lấy nước bỏ xác. Nước mắm + nước lọc + đường + bột ngọt: cho vào soong nấu sôi, hớt bọt, để thật nguội. Tỏi + ớt băm nhuyễn. Chanh gọt vỏ, lấy phần cơm, tán nhuyễn. Củ cải đỏ thái sợi, bóp muối, rửa sạch, vắt khô. Hòa chung: nước cà cuống + nước mắm nấu + tỏi + ớt + chanh  Sử dụng:  (Mỗi lần chỉ sử dụng chỉ lấy ra một vài giọt) Để gia vị cho một ...

CÀ CUỐNG

Hình ảnh
  Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn còn có tên đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như việc chữa bệnh nếu được dùng một cách hợp lý. Tên gọi khác: Sâu quế, đà cuống, long sắt. Tên khoa học: Belostoma indica Vitalis. Họ: Chân bơi (Belostomatidae). Đặc điểm và hình ảnh con cà cuống Cà cuống là loại côn trùng có cơ thể hình lá, dẹt, tương đối giống với loài gián, nhất là khi còn non. Chiều dài khoảng 6 – 7cm hoặc hơn, rộng khoảng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, trên thân có nhiều vạch đen bóng. Phần đầu nhỏ, có 2 mắt to tròn, miệng là 1 ngòi nhọn để hút thức ăn. Phần ngực dài khoảng 1/3 thân, có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có màu vàng nhạt, có lông mịn và ở phía trên có 1 bộ cánh mỏng nửa cứng nửa mềm. Ở những con đực, dưới ngực sẽ có 2 túi nhỏ và dài được gọi là bọng cà cuống. Trong phần bọng có chứa một chất lỏng trong với mùi thơm rất mạnh. Đây chính là vũ khí để tấn công con mồi cũng như xua đuổi địch thủ và dụ ...