CÀ CUỐNG

 Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn còn có tên đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như việc chữa bệnh nếu được dùng một cách hợp lý.



  • Tên gọi khác: Sâu quế, đà cuống, long sắt.
  • Tên khoa học: Belostoma indica Vitalis.
  • Họ: Chân bơi (Belostomatidae).

Đặc điểm và hình ảnh con cà cuống

Cà cuống là loại côn trùng có cơ thể hình lá, dẹt, tương đối giống với loài gián, nhất là khi còn non. Chiều dài khoảng 6 – 7cm hoặc hơn, rộng khoảng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, trên thân có nhiều vạch đen bóng.

Phần đầu nhỏ, có 2 mắt to tròn, miệng là 1 ngòi nhọn để hút thức ăn. Phần ngực dài khoảng 1/3 thân, có 6 chân dài và khỏe. Phần bụng có màu vàng nhạt, có lông mịn và ở phía trên có 1 bộ cánh mỏng nửa cứng nửa mềm.

Ở những con đực, dưới ngực sẽ có 2 túi nhỏ và dài được gọi là bọng cà cuống. Trong phần bọng có chứa một chất lỏng trong với mùi thơm rất mạnh. Đây chính là vũ khí để tấn công con mồi cũng như xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối.

Sau đây là một số hình ảnh giúp hình dung rõ hơn về con cà cuống:

Vị thuốc cà cuống

1. Tính vị

Các tài liệu Đông y ghi nhận cà cuống có vị ngọt cay, tính bình và không độc.

2. Thành phần hóa học

Từng bộ phận của loài côn trùng này sẽ có chứa những thành phần khác nhau. Ví dụ như thịt và trứng thì chứa hàm lượng khá cao protein, lipid cũng như các vitamin. Còn trong tinh dầu loại có chứa một chất thơm được xác định là hexanol acetate.

3. Phân bố

Loài động vật này thường phân bố ở vùng Viễn Đông như Liên bang Nga hay vùng nhiệt đới từ Ấn Độ cho tới Australia. Riêng ở nước ta, cà cuống thường sống ở ruộng nước, lách ngòi hay ao hồ từ Bắc vào Nam nhưng phổ biến hơn vẫn là ở miền Bắc. Tuy nhiên, hiện nay do môi trường bị ô nhiễm nên loại côn trùng này ngày càng hiếm thấy hơn.

4. Bộ phận dùng

Thịt, trứng và tinh dầu là những phần của con cà cuống được sử dụng để làm vị thuốc. Loại côn trùng này thường được bắt vào khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 9. Sau khi thu bắt sẽ tiến hành vắt bỏ cánh đi và thường được dùng tươi sống.

5. Cách lấy tinh dầu cà cuống

Tinh dầu là phần được lấy từ những con cà cuống đực bằng cách như sau:

  • Dùng đầu nhọn của que tre hoặc mũi dao rạch một đường ngang ngay giữa đôi chân thứ 3.
  • Gấp bụng cà cuống xuống để thấy 2 túi tinh dầu.
  • Sử dụng kẹp để gặp và rút túi tinh dầu ra, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm rách túi.
  • Chích túi để cho tinh dầu chảy hết vào lọ khô, sạch và đậy kín.

**Lưu ý: Muốn bảo quản tinh dầu này được lâu cần đựng trong lọ có nút mài.

Tác dụng và cách dùng cà cuống

1. Tác dụng

Do chứa nhiều thành phần có dược tính nên cà cuống không chỉ có tác dụng làm gia vị và chế biến món ăn mà còn được dùng làm vị thuốc. Các tài liệu Đông y ghi nhận, loại côn trùng này có tác dụng bổ thận, tránh dương và lợi tiêu hóa.

Thực nghiệm y khoa cho thấy rằng, tinh dầu từ cà cuống có tác dụng đóng vai trò như một chất kích thích thần kinh nếu dùng ở liều thấp. Nó có thể gây hưng phấn, đồng thời tăng cường khả năng sinh dục ở mức độ nhẹ. Nên có thể được dùng trong một số trường hợp yếu sinh lý ở nam giới.

2. Các món ăn từ cà cuống

Từ rất lâu đời cà cuống (sau khi lấy tinh dầu) đã được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà sẽ có cách dùng loại côn trùng này khác nhau.

  • Ở Trung Quốc, có thể dùng bằng cách đơn giản như luộc lên thêm chút muối hay xào chung với dầu mè.
  • Ở Singapore, có thể dùng để chế chiến thành 1 món ăn rất được ưa chuộng có tên fwai fa shim im.
  • Ở Thái Lan, cà cuống sẽ được loại bỏ phần cánh và các bộ phận xơ cứng. Sau đó đem trộn với hành, ớt, đường, kiệu, nước chanh rồi thêm nước mắm để tạo thành bột nhão có tên nam prik mangda. Thường dùng để ăn trực tiếp với cơm hay rau luộc.
  • Riêng ở miền Bắc nước ta thì đem loại bỏ cánh, đuôi phụ và chân cà cuống. Sau đó đem nướng hoặc hấp cách thủy để ăn. Hoặc có thể để nguyên cả con, đem thái nhỏ rồi xào cùng mỡ để ăn hay dùng ướp với muối nhằm tích trữ dùng dần.

Hướng dẫn cách làm mắm cà cuống

Trong dân gian, cà cuống còn được sử dụng để chế biến thành mắm. Một loại gia vị thơm ngon dùng phổ biến trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, cách chế biến mắm cà cuống sao cho thơm ngon thì không phải ai cũng biết.

Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 2 con cà cuống, 150ml nước mắm ngon, 250ml nước lọc, 50g đường, 10g bột ngọt.
  • Thực hiện: Cà cuống cắt bỏ phần đầu, đuôi và loại bỏ phần ruột, đem đi nướng chín rồi băm nhuyễn. Thêm 1 chút nước lọc vào, vắt lấy nước và loại bỏ phần xác. Cho nước mắm, nước lọc, đường và bột ngọt vào nồi đun sôi, vớt bọt để nguội. Hòa chung nước này với nước cà cuống.
  • Cách dùng: Mỗi lần chỉ lấy vài giọt pha chung với nước mắm chanh tỏi ớt để cùng cho bún chả hay bánh cuốn. Hoặc cũng có thể chế vào trong nồi nước dùng của món bún thang.

Tinh dầu cà cuống mặc dù có tác dụng dược lý rất tốt nhưng dùng quá liều có thể gây ngộ độc. Chính vì thế bạn cần hết sức cẩn thận khi dùng. Không nên lạm dụng cho mục đích tăng cường chức năng sinh lý hay. Tốt nhất nên trao đổi với thầy thuốc khi muốn sử dụng tinh dầu cà cuống cho bất cứ mục đích nào.

TRANG TRẠI HOÀNG SƠN CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI CÀ CUỐNG THEO YÊU CẦU QUÝ VỊ VUI LÒNG GỌI SỐ 0912.605.862 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUỒN GỐC CỦA CÀ CUỐNG

CÁCH CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM CÀ CUỐNG

CÁCH LẤY TINH DẦU CÀ CUỐNG